Sỏi niệu quản: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Sỏi niệu quản là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu và cũng khó điều trị nhất do niệu quản là con đường duy nhất đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu bộ phận này tắc, nước tiểu sẽ ứ đọng gây suy thận, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

I. Vị trí hình thành sỏi niệu quản

Sỏi có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của niệu quản nhưng hay gặp nhất là 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản: đoạn nối thận vào niệu quản, đoạn nối niệu quản vào bàng quang và đoạn niệu quản nằm phía trước động mạch chậu. Số lượng thường là 1 viên, đôi khi nhiều viên hay thành một chuỗi sỏi. Đoạn niệu quản có sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn niệu quản trên dãn to, đoạn niệu quản dưới teo nhỏ, chít hẹp…

II. Dấu hiệu của sỏi niệu đạo

Các triệu chứng đau: Giống như hầu hết các loại sỏi khác, đau là dấu hiệu, triệu chứng nổi bật nhất của bệnh sỏi niệu quản. Người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau quặn thận, đau nhiều hơn khi sỏi di chuyển. Đau thường xuất hiện khi người bệnh vừa gắng sức làm việc gì đó. Cơn đau bắt đầu từ thắt lưng rồi lan xuống vị trí niệu quản, qua bộ phận sinh dục và mặt trong đùi. Cơn đau ở hố thắt lưng dưới xương sườn rồi lan về phía rốn, thường báo hiệu bể thận và đài thận đã bị tắc. Ngoài đau người bệnh có thể bị sốt, rét run, buồn nôn và nôn…
Tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt: Trong cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản gây ra người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện, tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu đục, có mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngược chiều, nên lưu ý khi sốt kèm rét run. Trường hợp này đe dọa trầm trọng chức năng thận, có nguy cơ nhiễm trùng huyết và choáng nhiễm trùng.

III. Nguyên nhân hình thành sỏi niệu đạo

Sỏi niệu quản khá phổ biến ở các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bão hòa, dễ dàng kết tủa tạo thành sỏi. Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi niệu quản, nhưng có các nguyên nhân thường gặp là:

  • Do bị sỏi thận: Sỏi niệu quản do sỏi từ thận rơi xuống (80%).
  • Hậu quả của các bệnh khác như: bệnh gout, bệnh tuyến giáp, viêm lao, giang mai, thương tổn niệu quản do các phẫu thuật khác gây nên…
  • Dị dạng niệu quản bẩm sinh: Một số sỏi niệu quản sinh ra tại chỗ do dị dạng niệu quản như: niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ… đó là các yếu tố làm dễ cho sự ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể để kết tụ thành sỏi.
  • Tăng bất thường can-xi trong máu: do can-xi huyết tăng cao khiến can-xi niệu cũng tăng; hoặc u bướu ở tuyến giáp làm rối loạn tuyến chuyển hóa can-xi; hay có thể do viêm nhiễm mãn tính…
  • Nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi: Tình trạng nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng rất cao. Bình thường thận đào thải khoảng 300mg canxi qua nước tiểu trong 1 ngày, trong trường hợp nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi, lượng canxi đào thải qua nước tiểu có thể tăng lên 800-1.000mg/24 giờ với chế độ ăn bình thường.
  • Giảm citrat niệu: Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu thì thường citrat niệu giảm. Khi thiếu citrat nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh tạo thành sỏi niệu quản.
  • Nước tiểu bị quá bão hòa về oxalat: Thức ăn chứa nhiều oxalat như rau chút chít, đại hoàng hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này. Ở người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non cũng thường thấy tăng oxalat niệu và có sỏi oxalat, những người có rối loạn hệ thống men chuyển hóa ở gan do di truyền gây tăng bài xuất axit oxalic để tạo thành oxalat cũng dễ có sỏi oxalat.
  • Chế độ ăn uống: Thông thường các thành phần của sỏi sẽ hòa tan trong nước tiểu, nhưng do những yếu tố kết tinh, các tinh thể ngưng kết lại tạo thành một khối. Tình trạng đường tiểu bị bế tắc cũng gây ra sỏi niệu quản. Thói quen uống ít nước, cộng với môi trường sống nóng bức cũng là nguy cơ gây sỏi niệu; những người làm nghề thợ hồ… có nguy cơ cao mắc sỏi niệu.

IV. Biến chứng nguy hiểm do sỏi niệu quản

Suy thận: Niệu quản là con đường duy nhất đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu bộ phận này tắc, nước tiểu sẽ ứ đọng gây suy thận, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Thận ứ nước: Sỏi niệu quản khiến thận ứ nước và bị căng lên do những viên sỏi làm tắc nghẽn đương tiểu. Nhưng trong khi đó, nhu mô của thận lại bị mỏng đi và tình trạng suy thận là điều không khó hiểu. Lâu dài, bệnh sẽ thành mạn tính và việc điều trị khó khăn hơn nhiều, thậm chí là không thể. Người mắc phải chung sống với bệnh suốt đời. Hơn nữa, nguy hiểm đến tính mạng hoặc tuổi thọ giảm là điều chắc chắn.
Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn từ đây gây lan sang những vùng khác quanh thận, đặc biệt ứ mủ ở thận. Ngoài ra, vùng sinh dục cũng bị ảnh hưởng nhiều như viêm nhiễm và từ đó khả năng sinh con khó giữ được.

V. Phương pháp chẩn đoán sỏi niệu quản


Các phương pháp xét nghiệm và thủ tục để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Xét nghiệm máu – Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra tình trạng sỏi và các bệnh lí liên quan
  • Kiểm tra bằng hình ảnh – Chụp X-quang: Xác định vị trí, kích thước và hình dáng sỏi, điều này rất quan trong trong việc quyết định phương pháp điều trị sỏi
  • Phân tích sỏi: Phân tích thành phần, cấu trúc hóa học của sỏi”

VI. Giải pháp điều trị sỏi đường tiết niệu


Điều trị nội khoa:

  • Sỏi nhỏ kích thước < 7mm, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm, tắc nghẽn có thể sử dụng thuốc tán sỏi qua đường tiểu

Phương pháp ít sang chấn:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Sỏi thận, sỏi niệu quản 1/3 kích thước < 2cm, chưa gây biến chứng viêm nhiễm hệ tiết niệu
  • Tán sỏi qua nội soi niệu quản: Sỏi niệu quản < 1cm, không ứ mủ, viêm nhiễm
  • Lấy sỏi qua da: Sỏi 1/3 trên niệu quản, kích thước sỏi lớn

Phẫu thuật

  • Tất cả sỏi lớn hơn 7mm đã gây biến chứng nặng như teo thận, ứ mủ,…

Tán sỏi ngoài cơ thể công nghệ SHOCK WAVE

Tán sỏi nội soi ngược dòng công nghệ LASER

Tán sỏi qua da công nghệ LASER

Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc và Mổ mở điều trị sỏi tiết niệu

VII. Quy trình khám và điều trị sỏi tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà

VIII. Lí do lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà

CƠ SỞ VẬT CHẤT – TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI

Trang thiết bị y tế hiện đại
Điều trị sỏi bằng hệ thống máy móc hiện đại nhất, nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài, phục vụ quá trình chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả
Phòng mổ vô khuẩn một chiều
Toàn bộ quá trình tán sỏi, điều trị sỏi đường tiết niệu đều được tiến hành trong phòng mổ vô khuẩn một chiều, đảm bảo tiến trình diễn ra an toàn, đảm bảo nhất.
Chi phí điều trị hợp lí
Điều trị sỏi bằng công nghệ cao giúp giảm thiếu thời gian nằm viện và phục hồi, giúp người bệnh tiết kiệm cho phí điều trị.

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA GIÀU KINH NGHIỆM: TẬN TÂM – TẬN SỨC – TẬN LỰC

Các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà có kinh nghiệm và tay nghề cao trong khám và điều trị sỏi đường tiết niệu.
Bệnh viện tự hào là cơ sở đã khám và điều trị cho hàng ngàn ca bệnh mỗi năm, là một địa chỉ y tế UY TÍN – TIN CẬY giúp trao đi sức khỏe, gửi trọn an tâm đến người bệnh.

Đăng ký tư vấn

Hoặc gọi 1900.633.988 để được hỗ trợ

Bệnh viện đa khoa Hồng Hà
Bệnh viện đa khoa Hồng Hà
Bệnh viện đa khoa Hồng Hà
Bệnh viện đa khoa Hồng Hà
Bệnh viện đa khoa Hồng Hà
ĐĂNG KÝ
<< Địa chỉ
1900633988 ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ