Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Viêm V.A : Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm V.A là bệnh lý thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi, tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị dứt điểm bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Viêm V.A là gì

V.A (sùi vòm mũi họng) được hình thành từ lúc trẻ mới sinh, là tổ chức sùi, thành nhiều khối, mềm mọng, về bản chất V.A là tổ chức lympho giống như amidan. Bình thường V.A chỉ dày khoảng 2 – 3mm, không gây cản trở hô hấp. Khi trẻ được 6 tháng tuổi V.A bắt đầu phát triển, giai đoạn phát triển mạnh nhất của V.A là khi trẻ được 2 – 5 tuổi, sau đó teo dần và mất đi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do bị viêm V.A kéo dài, quá phát nên vẫn còn tồn tại đến tuổi trưởng thành.

Bệnh viêm VA ở trẻ được chia thành 2 giai đoạn: viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính. Viêm VA cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, là khi trẻ bị đợt viêm V.A đầu tiên, nhưng nếu đợt bệnh này trẻ điều trị không dứt điểm để bệnh kéo dài, và tái phát nhiều lần làm V.A to lên, tổ chức V.A bị xơ hóa hoặc quá phát thì đó gọi là V.A mạn tính. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm V.A có thể gây biến chứng lên các cơ quan khác, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ.

Ở Việt Nam bệnh viêm V.A đang chiếm tỷ lệ khá cao, theo thống kê hiện nay cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị viêm V.A (chiếm khoảng 30 – 40%) bệnh thường xuất hiện nhiều nhất trong độ tuổi từ 2-5 tuổi.

Hiểu biết về bệnh viêm VA

Hiểu biết về bệnh viêm VA

2. Dấu hiệu của bệnh viêm V.A

Dấu hiệu viêm V.A cấp tính

Triệu chứng lâm sàng:trẻ thường sốt, mệt mỏi, kém chơi, bỏ ăn, quấy khoác
Triệu chứng chính có sớm:Trẻ bị tắc ngạt mũi, ngạt mũi ngày càng tăng dần, cả hai bên làm trẻ phải há mồm để thở, dễ bị sặc khi ăn uống, bỏ bú, bỏ ăn, nôn trớ, không ngủ được.
Trẻ chảy nước mũi cả hai bên, lúc đầu chảy mũi nhầy sau đó đặc dần, màu trắng đục, số lượng tăng
Một số trẻ có thể có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng.

Dấu hiệu viêm V.A mạn tính

Triệu chứng lâm sang: trẻ bị ngạt mũi, khó thở là chính, do kích thước V.A tăng lên che lấp lỗ mũi sau, gây ngạt tắc mũi thường xuyên, tình trạng này tăng về đêm. Khi ngủ trẻ thở khụt khịt rõ, há mồm để thở, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, hoảng hốt, ngủ ngáy và có khi có những cơn ngưng thở ngắn khi ngủ rất nguy hiểm.
Khi bú, ăn trẻ dễ bị sặc hoặc nôn.
Trẻ nghe kém do bán tắc hay tắc hoàn toàn vòi Eustachi, sự phát triển thể chất và trí tuệ đều bị ảnh hưởng, trẻ thường chậm biết nói, nói ngọc kéo dài, lơ đễnh, kém phát triển trí tuệ. Một số người lớn còn tổ chức V.A cũng thường bị ngạt mũi, chảy mũi nhầy hoặc mũi mủ, hắt hơi, hay khịt khạc. Nếu không soi vòm dễ nhầm là viêm mũi xoang dị ứng.

Do bệnh viêm V.A thường xuất hiện cùng với các bệnh viêm nhiễm khác của đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi xoang nên việc chẩn đoán phát hiện bệnh thường rất khó khăn. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác nhất căn bệnh này, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, tránh tình trạng tự suy đoán và mua thuốc cho trẻ uống.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng VA

Những nguyên nhân gây ra tình trạng VA

3. Bệnh viêm V.A có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm VA có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng của viêm V.A cấp
+ Viêm khí – phế quản, viêm phổi
+ Viêm tai giữa cấp mủ
+ Viêm mũi – xoang cấp.
+ Viêm họng, thanh quản cấp.
+ Áp xe thành sau họng.

Biến chứng của viêm V.A mạn tính:
+ Viêm tai giữa ứ dịch hoặc mủ nhầy
+ Viêm mũi xoang xuất tiết, viêm mũi mủ nhầy kéo dài điều trị không hết hẳn bệnh được. Với người lớn hoặc trẻ lớn thì dễ gây viêm xong sau, viêm đa xong mạn.
+ Aps xe thành sau do viêm tấy mủ hạch Gilette ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
+ Viêm đường hô hấp dưới; viêm phế quản, hen phế quản mắc phải, viêm phổi,…
+ Viêm họng, mũi họng cấp hay mạn tính.
+ Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ và người lớn.
+ Viêm đường hô hấp dưới.
+ Bị rối loạn tiêu hóa, dễ bị săc, nôn trớ, lười ăn.
+ Trẻ co thắt ngưng thở khi ngủ, nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy tim.
+ Trẻ chậm phát triển, thể trạng kém, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.
+ Trẻ nhớ chậm, nói ngọng, lơ đễnh, thiếu tập trung, kém thông minh.

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng bệnh viêm VA

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng bệnh viêm VA

4. Nguyên nhân viêm V.A

Nguyên nhân viêm V.A cấp tính
+ Do bị nhiễm lạnh hoặc thói quen ăn uống đồ quá lạnh của trẻ khiến cho cơ thể trẻ suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng có điều kiện phát triển mạnh, trở thành tác nhân gây bệnh hoặc do sự bội nhiễm của vi khuẩn.
+ Trẻ bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp như cúm, sởi hay ho gà.
+ Do là tổ chức lympho của vòng Waldeyer nên bị ảnh hưởng khi một phần của vòng họng này bị viêm.
+ Do vị trí ở nóc vòm nên V.A bị ảnh hưởng khi trẻ bị viêm mũi, viêm xoang.
+ Ở một số trẻ, do tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh, nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm VA.
+ Cấu trúc của VA có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển.
+ Ngoài ra, ô nhiễm môi trường sống (khói bụi, thuốc lá…) cũng là một tác nhân khởi phát bệnh.

Nguyên nhân viêm V.A mạn tính
+ Do cơ địa: thường gặp ở trẻ có tạng tân, có từ sơ sinh.
+ Do viêm: V.A bị nhiều đợt viêm cấp, thường xuyên bị kích thích cũng đưa tới quá phát, thường gặp ở trẻ trên 1 tuổi.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm V.A như thế nào?

Hiện nay, khám V.A bằng nội soi qua đường miệng hoặc đường mũi đang là phương pháp chẩn đoán tốt nhất. Với phương pháp này các bác sĩ có thể nhìn thấy V.A, đánh giá được kích thước của V.A theo phân độ quá phát và tình trạng viêm của V.A.

Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị viêm VA phù hợp.
Thông thường, nếu viêm VA cấp tính, không biến chứng có thể điều trị bằng các loại thuốc hạ sốt, làm loãng đờm giảm ho, thuốc nhỏ mũi (có tác dụng sát khuẩn và làm khô), thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định dùng trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng.
Nếu bệnh viêm V.A đã tiến triển thành mạn tính; Viêm V.A gây biến chứng như viêm tai giữa, viêm tai thanh dịch, viêm nhiễm đường hô hấp…; Viêm VA gây ngủ ngáy, có cơn ngừng thở khi ngủ thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật nạo V.A. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể tiến hành nạo V.A, nhung nếu trẻ bị viêm V.A quá phát ảnh hưởng rõ rệt đến hô hấp của trẻ, có thể tiến hành sớm hơn.

Lưu ý:

Sau khi nạo V.A, để tránh tái phát bệnh nhân cần rỏ mũi với thuốc co mạch + Argyron 1%

Giải quyết các ổ viêm cận như viêm amian, viêm mũi xoang, sâu, sún răng …

Chống tạng tân bằng sirop Iôdotan, vitamin D2, A,..

Giữ vệ sinh mũi họng, tránh các tác nhân kích thích.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí