Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Những bệnh thường gặp về tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là một bệnh gây rối loạn nội tiết thường gặp. Hormone tuyến giáp có vai trò điều hòa chuyển hóa và kích thích quá trình sinh sản, tăng trưởng của tế bào. Do đó, tình trạng thiếu hoặc thừa hormone tuyến giáp đều gây ra những vấn đề sức khỏe toàn thân nghiêm trọng.

1.Tổng quan về tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình móng ngựa, nằm ở trước cổ, tiết ra chất nội tiết tố thyroxin (T4) có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Sự hoạt động của tuyến giáp được điều hòa bởi tuyến yên theo cơ chế: tuyến yên tiết ra chất TSH (thyroid stimulating hormon), thúc đẩy tuyến giáp trạng tiết ra T4.

Khi nồng độ T4 trong máu giảm, tuyến yên lại tiết thêm TSH, thúc đẩy tuyến giáp tiết đủ lượng T4 cần thiết. Ngược lại nếu nồng độ T4 trong máu đã đủ hoặc cao thì tuyến yên tiết ít TSH đi, theo đó tuyến giáp sẽ tiết ít T4 phù hợp với nhu cầu cơ thể. Do đó khi có rối loạn về thần kinh và thể dịch, sẽ dẫn đến các bệnh của tuyến giáp như cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp, bướu và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm.

Tổng quan về tuyến giáp

Tổng quan về tuyến giáp

2.Dấu hiệu người mắc bệnh về tuyến giáp

Bướu, sưng ở cổ: Đây là biểu hiện rõ ràng và đặc trưng nhất để chẩn đoán trực quan phát hiện các bệnh về tuyến giáp.

Đau cơ khớp, hội chứng viêm cánh tay: Đối với suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa và viêm cánh tay do lượng hormon tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin chậm đến các cơ. Đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và phối hợp tứ chi.

Thay đổi tóc và da: Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ và dễ gãy. Da khô và bong tróc. Đó là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trưởng.

Kinh nguyệt không đều: Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt, nếu các kỳ kinh đến sớm với tần suất cao bạn có thể đã bị suy giáp, nếu kỳ kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp.

Vấn đề đường ruột: Vậy nên với người bị bệnh về giáp rất dễ bị tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Trong đó, người bị suy giáp dễ bị táo bón còn người bị cường giáp thì lại hay bị tiêu chảy và đau bụng.

Tăng huyết áp: Hormon từ tuyến giáp kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu, vì vậy dẫn đến tình trạng tăng giảm huyết áp. Suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh còn cường giáp lại khiến huyết áp bị chậm.

Trầm cảm lo âu: Nếu cơ thể bị trầm cảm và hoảng sợ, chữa trị mãi vẫn không khỏi dù đã uống thuốc đặc trị, có thể bạn đã bị bệnh về giáp.

Thay đổi trọng lượng: Khi bị cường giáp, các hormon sản sinh liên tục sẽ khiến bạn luôn có cảm giác đói, nhưng dù ăn nhiều vẫn giảm cân. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn béo. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên khó thay đổi cho dù đã cố gắng giảm bớt hoặc tăng khẩu phần thì có thể bạn đã bị bệnh về giáp.

3.Nguyên nhân gây rối loạn tuyến giáp

Do thiếu hụt i ốt: I-ốt là một trong những thành phần cơ bản và quan trọng nhất của hormon tuyến giáp. Do đó, nếu thiếu hụt thì tuyến giáp sẽ không hoạt động ổn định từ đó dẫn tới tình trạng kích thích tố tuyến giáp trạng dẫn tới suy giảm trong sự bài tiết. Lúc này, tuyến giáp trạng buộc phải tăng thêm kích thước để sản xuất hormone nên gây ra hiện tượng sưng to gọi là bướu giáp.

Giới tính, độ tuổi: Nữ giới có tỉ lệ mắc các bệnh tuyến giáp (trong đó có bướu giáp) cao hơn rất nhiều lần so với nam giới. Những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Mang thai và thời kỳ mãn kinh: Khi phụ nữ mang thai hoặc tiền mãn kinh là 2 giai đoạn nội tiết tố của cơ thể có nhiều biến đổi nhất do đó trong những thời kì này chị em hay mắc các bệnh về nội tiết trong đó bệnh về tuyến giáp chiếm tỉ lệ cao.

Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, các yếu tô như di truyền, nhiễm phóng xạ, rối loạn bẩm sinh, chế độ ăn uống,… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

4.Biến chứng nguy hiểm từ các bệnh tuyến giáp

Các bệnh tuyến giáp nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như béo phì, tim mạch, trầm cảm.

Với người bị suy giáp biến chứng thành viêm, đau khớp, mất kiểm soát cơ khớp.

Với cường giáp có thể gây giảm thị lực, suy giảm tình dục, khó có con thậm chí vô sinh.

Trường hợp có nhân ác tính sẽ biên chuyển thành khối u, gây nguy hiểm đến tính mạng.

5.Phương pháp chẩn đoán bệnh

Siêu âm tuyến giáp: Sóng siêu âm được sử dụng để xác định hình thể, kích thước tuyến giáp, cho phép bác sĩ xác định nhân tuyến giáp thuộc dạng rắn, nang (chứa dịch) hoặc hỗn hợp, số lượng nhân và theo dõi sự phát triển của các hạch, nhằm phát hiện những đặc điểm ung thư, bao gồm sự hóa vôi, phát triển nội mạch và ranh giới không rõ ràng, có thể là do sự xâm lấn vào các mô xung quanh. Nó cũng có thể được sử dụng để định vị các nhân, hạch và hướng dẫn kim trong thủ thuật FNAC để đạt kết quả tốt hơn.
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNAC): Một thủ thuật nhỏ được thực hiện bằng cách đưa một kim nhỏ vào nhân hoặc nang tuyến giáp để thu thập tổ chức tế bào và đánh giá. Xét nghiệm này nhằm xác định xem tính chất, thành phần của nhân tuyến giáp (có thuộc dạng ung thư không) để định hướng chẩn đoán và can thiệp.
Xạ hình tuyến giáp: Khi uống một lượng nhỏ iốt phóng xạ, chúng sẽ được hấp thụ bởi các tế bào chức năng tuyến giáp và hiện lên hình chụp cho phép đánh giá hình ảnh và đặc điểm tính chất của nhân tuyến giáp.
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Xét nghiệm máu để xác định mức độ của hormone tuyến giáp và hormone kích thích tuyến giáp. Nó có thể hữu ích để lượng giá các mức độ cường hay suy giáp cho điều trị hoặc khi cần phẫu thuật.

6.Giải pháp điều trị bệnh

Điều này phụ thuộc vào kích thước, bản chất của bệnh và ảnh hưởng của bệnh tới chức năng sống, tới hoạt động các cơ quan liên quan và tới hình thể cảm quan.Hiện nay các bệnh về tuyến giáp thường được điều tị bằng 3 phương pháp chủ yếu

Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc bổ sung hormon tuyến đối với suy tuyến giáp hoặc kháng giáp trạng đối với cường giáp.

Xạ trị bằng iod phóng xạ: Điều trị bướu cường giáp hoặc áp dụng xạ trị sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật mổ mở và nội soi: Là phương pháp bắt buộc với các u ác tính như ung thư tuyến giáp

Xạ trị bằng iod phóng xạ:

Xạ trị bằng iod phóng xạ:

Hiện nay phẫu thuật tuyến giáp không còn giới hạn ở kỹ thuật mổ mở truyền thống mà được phát triển bởi kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, tiên tiến, an toàn và đạt hiệu quả cao.

7.Lí do lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà

Theo các chuyên gia nội tiết, mổ tuyến giáp không đơn giản và cần người có nhiều kinh nghiệm. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp khi không cần thiết, bệnh nhân sẽ phải bổ sung hoóc môn tuyến giáp suốt đời.

Tuyến phó giáp trạng nằm phía trên tuyến giáp, chỉ nhỏ bằng hạt đỗ, có chức năng dung nạp canxi cho cơ thể. Bác sĩ non tay nghề có thể không để ý đến tuyến này và cắt bỏ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Nhiều bệnh nhân đáng lẽ chỉ cần điều trị bằng thuốc nhưng lại được chỉ định hoặc tự ý xin phẫu thuật.gây ra hậu quả và biến chứng suốt đời.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà quy tụ đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong phẫu thuật và điều trị ung, bướu, là địa chỉ an tâm, tin cậy để bạn khám và điều trị đạt kết quả tốt nhất.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí