Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Viêm Amidan : Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm amidan là bệnh lý dễ mắc phải do nhiều tác nhân đến từ môi trường, virus, vi khuẩn,…bệnh dễ điều trị và có thể tự khỏi, tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Vậy làm sao để phát hiện và điều trị viêm amidan.

1. Viêm amidan là gì

Viêm amidan là tổn thương viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính tuyến amidan do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản, viêm xoang, áp-xe thành bên họng, viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết.

Viêm amiđan cấp tính là viêm sung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái, thường gặp ở trẻ ở lứa tuổi học đường 5-15 tuổi, do vi khuẩn hoặc virus gây nên, thường thấy ở thời kỳ đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm vì vậy có người coi amiđan là “”cửa vào”” của một số vi khuẩn hay virus như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não.

Viêm amiđan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amiđan khẩu cái. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amiđan viêm có thể phát triển to lên (viêm quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amiđan có thể nhỏ lại (viêm xơ teo).

Thông thường bệnh viêm amidan có thể tự khỏi nhưng trong nhiều trường hợp do không được điều trị kịp thời bệnh viêm amidan cũng có thể gây ra các biến chứng tại chỗ, kế cận hoặc toàn thân rất nguy hiểm như áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, thanh quản, phế quản thậm chí là nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim…

Kiến thức về bệnh viêm Amidan

Kiến thức về bệnh viêm Amidan

2. Dấu hiệu của bệnh viêm amidan

Dấu hiệu viêm amiđan cấp tính

Bắt đầu đột ngột với cảm giác rét hoặc rét run rồi sốt 380C-390C.

Người mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu ít và sẫm màu, đại tiện thường táo.

Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho.

Kèm theo viêm V.A, thường có viêm mũi hoặc ở trẻ em có amiđan to nên hay gặp thở khò khè, ngủ ngáy to, nói giọng mũi.

Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn, đau và có đờm nhầy, giọng khàn nhẹ.

Lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ.

Amiđan sưng to và đỏ, có khi gần sát nhau ở đường giữa.

Dấu hiệu viêm amiđan mạn tính:

Triệu chứng amiđan mạn tính thường rất nghèo nàn. Có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát hoặc hồi viêm có triệu chứng giống như viêm amiđan cấp tính.

Đôi khi có toàn trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều.

Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng đôi khi có cảm giác đau như có dị vật trong họng, đau lan lên tai.

Hơi thở thường xuyên hôi mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy to.

Trên bề mặt amiđan có nhiều khe và hốc, các khe và hốc này chứa đầy chất bã đậu và thường có mủ màu trắng.

Thể quá phát: amiđan to như hai hạt hạnh nhân ở hai bên thành họng lấn vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ, thường gặp ở trẻ em.

Những tín hiệu cảnh báo bệnh viêm Amidan

Những tín hiệu cảnh báo bệnh viêm Amidan

3. Nguyên nhân viêm amidan

Vi khuẩn: liên cầu tan huyết nhóm A, S.pneu hemophilus, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí
Virus:cúm, sởi, ho gà…
Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao…).
Ô nhiễm môi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
Hình ảnh tổng quan về bệnh viêm Amidan

Hình ảnh tổng quan về bệnh viêm Amidan

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí