Menu
Từ T2 - CN Mở cửa từ 7h - 18h
call
Tư vấn miễn phí 1900633988
logo

Những lưu ý khi điều trị bệnh suy giáp

Suy giáp còn được gọi nhược năng tuyến giáp do lượng hormone tuyến giáp được sản xuất ra không đủ đảm bảo cho các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.

I. Suy giáp căn bệnh không nên chủ quan

Suy giáp phổ biến ở phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh nhân mắc suy giáp sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe: Béo phì, da khô, mệt mỏi,  sợ lạnh, táo bón, khàn giọng, bệnh về hệ tim mạch, đau nhức xương khớp, yếu cơ, trầm cảm…thậm chí có thể gây vô sinh do hormone bị ảnh hưởng.

Đặc biệt bệnh suy giáp không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy cơ tử vong cao. Tuyến giáp liên tục bị kích thích phát triển hình thành bướu cổ. Bệnh phát triển nặng sẽ gây ra các biến chứng:

Khó thở, hạ huyết áp, nhiệt độ cơ thể bị giảm, hôn mê sâu….Vậy phương pháp điều trị bệnh suy giáp là gì?

Suy giáp căn bệnh không nên chủ quan

Suy giáp căn bệnh không nên chủ quan

II. Bổ sung hormone tuyến giáp – phương pháp điều trị suy giáp duy nhất

Điều trị suy giáp với mục tiêu đưa bệnh nhân trở về tình trạng bình giáp, duy trì ổn định bình giáp lâu dài. Đồng thời đưa ra phương án dự phòng và điều trị biến chứng do suy giáp gây nên.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện điều trị nguyên nhân gây bệnh, bổ sung hormone tuyến giáp, duy trì liều lượng hoặc bổ sung thêm hormone phụ cho bệnh nhân.

1. Điều trị suy giáp bằng hormone tuyến giáp: Levothyroxin (Levothroid, Synthroid…) là thuốc hormone tuyến giáp tổng hợp giúp bổ sung lượng hormone bị thiếu hụt, loại bỏ các triệu chứng do suy giáp gây nên. Đảm bảo cơ thể người bệnh trở về bình thường.

Sau khi dùng thuốc từ 1- 2 tuần các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân, sợ lạnh, lượng cholesterol cao trong máu giảm… đẩy lui dấu hiệu bệnh.

Bệnh nhân mắc suy giáp cần dùng điều trị bằng thuốc suốt đời, liều lượng có thể thay đổi theo thời gian, tuổi tác, tình trạng đáp ứng thuốc của cơ thể. Tái khám kiểm tra định kỳ để theo dõi chỉ số TSH, T3, T4 hàng năm bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng giai đoạn.

Bệnh nhân không tự ý tăng liều lượng levothyroxine có thể gây ra tác dụng phụ như: Tim đập nhanh, loạn nhịp, thèm ăn, mất ngủ, run tay chân…

2. Sử dụng thuốc thay thế: Tinh chất tuyến giáp được tổng hợp từ tuyến giáp trạng của lợn chứa cả hormone thyroxine và triiodothyronine. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với liều lượng khác nhau.

Bổ sung hormone tuyến giáp

Bổ sung hormone tuyến giáp

III. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị suy giáp

Thuốc Levothyroxine khá an toàn không có tác dụng khi dùng đúng liều lượng chỉ định. Ban đầu bệnh nhân nên dùng liều nhỏ và tăng dần liều lượng thuốc về sau.  Sự hấp thụ Levothyroxine có thể bị ảnh hưởng bởi một số thuốc, thực phẩm khác, bệnh nhân nên trao đổi với các bác sĩ khi sử dụng thuốc.

1. Trường hợp bệnh nhân cần tăng liều Levothyroxine:

Mẹ đang mang thai

Bệnh nhân sau khi điều trị basedow bằng i ốt phóng xạ

Bị suy giáp sau viêm tuyến giáp

Giảm hấp thu do hội chứng ruột ngắn hoặc do dùng colestipol, sulphat sắt, cholestyramin…

Tăng chuyển hóa Levothyroxin do dùng thuốc

2. Trường hợp cần giảm liều thuốc:

Xuất hiện triệu chứng tái phát basedow

Hồi phục hoàn toàn viêm tuyến giáp Hashimoto

Bệnh nhân mắc suy giáp đã có tuổi

Sử dụng thực phẩm, thuốc có tác dụng tương tự Levothyroxine.

Bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc điều trị suy giáp cần tái khám định kì kiểm tra lượng hormone, khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Bệnh nhân không tự ý ngưng thuốc dù các triệu chứng đã chấm dứt, bởi hiện tượng suy giáp sẽ quay trở lại.

Trường hợp cần giảm liều thuốc

Trường hợp cần giảm liều thuốc

Bệnh viện đa khoa Hồng Hà địa chỉ chữa bệnh suy giáp uy tín chuyên nghiệp được điều trị trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Ung bướu hàng đầu. Đặc biệt, PGS.TS. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Kha – Trưởng khoa Ung bướu hơn 30 năm kinh nghiệm đã điều trị thành công cho hàng ngàn ca bệnh nhân mắc bướu cổ.

ĐĂNG KÝ MESSENGER
<< Địa chỉ

1900.633.988

FB chat

Chat zalo

Vị trí